Nấm Bào Ngư Trắng GAP 100gr
NẤM BÀO NGƯ - Tên khoa học: Pleurotus spp
Nấm bào ngư là tên dùng chung cho các loài thuộc giống Pleurotus, Nấm
bào ngư còn có tên là nấm sò, nấm hương trắng, nấm dai ... Bao gồm:
· Nấm bào ngư trắng (Pleurotus florida)
· Nấm bào ngư vàng (Pleurotus citrinopileatus)
· Nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju)
· Đặc biệt, nấm còn là "rau sạch" và vừa là "thịt sạch".
Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm
mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ
mịn. Tai nấm bào ngư khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng
thành màu trở nên sáng hơn.
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh
dưỡng sơ cấp và thứ cấp, "kết thúc" bằng việc hình thành cơ quan sinh
sản là tai nấm. tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống lại tiếp
tục.
Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn: Dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng phễu lệch, dạng lá lục bình.
Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh
dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về
khối lượng (trọng lượng tăng). vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lúc
tai nấm vừa chuyển sang dạng lá
Do đặc tính khác biệt với thực vật và cả động vật về khả năng quang hợp,
dinh dưỡng và sinh sản nên nấm được xếp vào một giới riêng.
Ở nước ta, nấm bào ngư còn có tên gọi là nấm hương chân ngắn, nấm sò
xám, nấm trắng, nấm dai… thường mọc hoang trên thân gỗ, mọc đơn độc hay
mọc chồng lên nhau. Nấm có dạng hình phễu lệch, màu trắng, thân có 3
phần: gồm mũ, phiến và cuống nấm.
Bảo quản nấm bào ngư
Nấm bào ngư trong điều kiện được giữ lạnh ở 5 - 8oC, có thể giữ tươi từ 5
- 7 ngày. Ở điều kiện gia đình có tủ lạnh, nấm bào ngư nên được bảo
quản ở ngăn rau.
Nấm bào ngư dễ làm khô, chỉ cần dàn mỏng để nơi thoáng có gió là nấm khô
quéo lại. Nếu phơi và sáy thì thời gian càng nhanh hơn. Nhiệt độ sấy
khoảng 50oC. Thường nấm khô có mùi thơm đặc trưng hơn nhưng không giòn,
ngọt như nấm tươi. Tỷ lệ nấm khô/nấm tươi là 1/10 (10 kg tươi thu được
1kg nấm khô).
Sự biến đổi nấm sau thu hoạch
· Mất nước: Nấm thường chứa nhiều nước (85-95%) và lượng nước cần thiết này mất rất nhanh do hô hấp và bốc hơi.
· Sự hóa nâu: Do ở nấm có men (enzym) polyphenoloxidaz xúc tác
phản ứng oxid hoá hợp chất phenolic không màu của nấm thành quinon tạo
màu đỏ đến nâu đỏ. Tuy nhiên quá trình này diễn ra rất chậm, khi nấm hoá
nâu sẽ làm giảm giá trị thương phẩm.
· Sự thối nhũn: Thường nấm có ẩm độ cao hoặc nấm do bị nhiễm
trùng, nấm mốc. Nếu nấm nhiễm nấm mốc sẽ tích lũy độc tố và biến chất
sản phẩm.
Chế biến nấm bào ngư
· Đun sôi nước, thả nấm vào trong 1 - 2 phút, vớt ra ngâm trong
nước lạnh, vớt ra để ráo nước cho nấm săn chắc và hết mùi ngái, rồi mới
chế biến.
· Nấm chế biến thành nhiều món ăn: Nấu cháo, nấu canh, xào mì với
thịt, làm nem, chiên với trứng, muối xã ớt chiên, nướng, pha lẫn với
giò nạt,...
· Với nấm sấy khô: Rửa sạch trụng qua nước sôi 1 -2 phút để chế biến như nấm tươi.
Chú ý: Không nên ăn quá nhiều nấm. Định lượng 200g/người/bữa. Không cần
thêm bột ngọt vì nấm đã đủ ngọt, phải nấu chín, không nấu tái
Phân Loại | |
Loại Sản Phẩm | đồ tươi |
Tiêu Chuẩn | việt gap |
Xuất xứ | việt nam |